Tìm hiểu về bệnh viễn thị?

là một loại tật khúc xạ ít gặp hơn ở trẻ nhỏ so với cận thị nhưng lại dễ gây ra các rối loạn chức năng thị giác nặng nề hơn như nhược thị, lác mắt, rối loạn chức năng thị giác hai mắt.

Thử kính cho trẻ bị tật khúc xạ

Thế nào là ?

Mắt viễn thị là mắt thiếu lực khúc xạ hội tụ, làm cho hình ảnh của mọi vật hội tụ ra phía sau võng mạc dẫn đến mắt nhìn mờ ở cả khoảng cách xa lẫn gần. Để nhìn rõ hơn, mắt luôn phải điều tiết để đưa hình ảnh của vật nằm trên võng mạc. Với những mắt viễn thị nhẹ, mắt có thể điều tiết để nhìn rõ hình ảnh của vật nhưng dễ bị . Những mắt viễn thị nặng, không điều tiết được thì sẽ gây nhìn mờ cả ở khoảng cách xa và gần.

Viễn thị ở trẻ nhỏ có hai loại là viễn thị trục và .

Viễn thị khúc xạ do lực khúc xạ của giác mạc và thể thủy tinh thấp, trong khi chiều dài của trục nhãn cầu vẫn bình thường. Loại này thường gây viễn thị nhẹ.

Viễn thị trục do trục nhãn cầu quá ngắn trong khi lực khúc xạ của giác mạc và thể thủy tinh vẫn bình thường, thường gây ra viễn thị nặng.

Tuy nhiên có thể phối hợp cả hai nguyên nhân trên.

Tiến triển của viễn thị: sẽ giảm dần độ viễn thị khi trẻ lớn dần lên, chiều dài trục nhãn cầu tăng lên, hoặc mắt được tập luyện làm tăng độ khúc xạ của thể thủy tinh. Bình thường, trẻ em mới sinh ra luôn luôn bị viễn thị và độ viễn sẽ giảm dần khi trẻ ngày một lớn. Đến 2-3 tuổi, độ viễn khoảng 3 độ. Nếu ở tuổi này, mắt không hoặc ít phát triển thì sẽ bị viễn thị. Viễn thị thường gặp ở tuổi bắt đầu đi học.

1255 Thế nào là mắt viễn thị?

Những

Viễn thị khó phát hiện hơn cận thị vì trẻ còn nhỏ, không kêu gì về chức năng thị giác. Cha mẹ phải chú ý nhận ra những bất thường trong sinh hoạt của trẻ để phát hiện sớm chứng viễn thị.

Trẻ nhỏ thường hay dụi mắt, đỏ mắt và chảy nước mắt. Trẻ lớn hơn có thể kêu mắt nhức mỏi nhìn mờ do mắt luôn phải điều tiết.

Vì mắt trẻ phải thường xuyên điều tiết quá độ, gây mất cân bằng giữa độ điều tiết và độ quy tụ nên mắt dễ bị lác trong. Đồng thời cũng rất dễ xảy ra hiện tượng nhược thị do chức năng mắt bị suy giảm, mặc dù được chỉnh kính tối đa nhưng vẫn không tăng được thị lực. Nhược thị có thể xảy ra ở cả hai mắt hoặc ở một mắt đặc biệt ở những mắt bị viễn thị nặng hơn. Nhược thị làm giảm chức năng thị giác hai mắt như không nhìn thấy hình nổi, xác định khoảng cách vật không chính xác, ảnh hưởng đến một số nghề nghiệp sau này.

Chú ý: Khám một trẻ nhỏ bị viễn thị cần một quy trình rất cẩn thận, đặc biệt quan trọng là việc làm liệt điều tiết của mắt để xác định mức độ viễn thị một cách chính xác. Ngoài ra còn phải khám để loại trừ tình trạng lác mắt đi kèm, tình trạng nhược thị và tình trạng thị giác hai mắt.

Phương pháp

Việc đeo kính là quan trọng nhất và phải đi kèm với chế độ luyện tập mắt tích cực để làm giảm độ viễn thị. Trẻ cần được khuyến khích các hoạt động liên quan đến thị giác như vẽ tranh, tô màu, đọc truyện… Mục đích là làm tăng độ khúc xạ của thể thủy tinh dẫn đến giảm độ viễn thị (cận thị hóa viễn thị).

Với những trẻ bị nhược thị thì cần chế độ luyện tập tích cực hơn như bịt mắt lành tập mắt nhược thị, hoặc tập trên các hệ thống máy kích thích hoàng điểm, máy tập thị giác hai mắt…

Bên cạnh đó, trẻ cần được điều trị chứng lác mắt (nếu có).

Trẻ cần được theo dõi ít nhất 6 tháng 1 lần để điều chỉnh kính cho phù hợp với sự tiến triển của viễn thị.

– Viễn thị ở trẻ em có bị tăng số không?

Hoàn toàn là ngược lại. Nếu được điều trị và tập luyện tích cực, viễn thị sẽ giảm dần, kèm theo đó thị lực sẽ tăng dần, nhược thị được cải thiện.

– Chế độ đeo kính ở trẻ bị viễn thị như thế nào?

Cần phải đeo kính thường xuyên, đặc biệt khi bị nhược thị.

– Trẻ bị viễn thị có cần kiêng xem tivi, chơi game, đọc truyện…?

Xét về mặt điều trị, những hoạt động thị giác như vậy tốt cho trẻ bị viễn thị. Tuy nhiên còn cần cân nhắc về mặt xã hội và giáo dục, lựa chọn những hoạt động phối hợp được cả việc điều trị lẫn việc giáo dục nếp sống cho trẻ.

– Tập luyện mắt đến bao giờ?

Tập luyện mắt cần thiết nhất khi có nhược thị hoặc độ viễn thị cao.

Ngay cả khi đã điều trị được nhược thị cũng cần tập luyện duy trì để tránh nhược thị tái phát. Nếu độ viễn thị thấp, không có nhược thị thì việc tập luyện mắt không thật cần thiết, chủ yếu là đeo kính thường xuyên.

Tập luyện mắt không đơn thuần là tập làm tăng thị lực mắt. Cần xem xét đến việc tập chức năng thị giác hai mắt để hoàn thiện chất lượng thị giác. Phổ biến nhất hiện nay là tập trên máy Synophtophore, máy kích thích hoàng điểm.

– Viễn thị có gây ra tổn thương ở đáy mắt không?

Viễn thị đơn thuần không gây ra tổn thương thoái hóa ở đáy mắt. Chỉ những trường hợp viễn thị do nhãn cầu kém phát triển, viễn thị đi kèm với các rối loạn cấu trúc nhãn cầu khác như ROP… thì mới có tổn thương đáy mắt.

Theo Suckhoedoisong

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>