Tìm hiểu về bệnh trầm cảm ở tuổi teen

, lạm dụng chất kích thích cũng là một trong những nguyên nhân gây nên chứng ở tuổi thiếu niên.

Ảnh hưởng môi trường gia đình và xã hội

Nguyên nhân phần nhiều là do những áp lực trong việc học hành và hoàn cảnh gia đình, do bản thân các em hoặc người thân tạo ra. Ở lứa tuổi này, các em thường bắt đầu đặt cho mình những mục tiêu quá cao trong các lĩnh vực học hành, thể thao, hình dáng bản thân… nên khó mà đạt được. Hậu quả là thất vọng, về giá trị bản thân… dẫn đến những , .

hocsinh Trầm cảm ở tuổi teen
Trẻ vị thành niên luôn cảm nhận mình có quá nhiều sức ép từ nhà trường và gia đình…

Nghiện game, lạm dụng chất kích thích cũng là một trong những nguyên nhân gây nên chứng trầm cảm ở tuổi thiếu niên.

Nặng nề hơn nữa là sức ép của cha mẹ đối với con cái trong việc học hành làm các em dễ rơi vào trạng thái căng thẳng, “nổi nóng” với tất cả mọi chuyện; Nặng nề hơn là không kiểm soát được lý trí, suy nghĩ của mình.

Không khí nặng nề trong cũng là nguyên nhân chính dẫn đến chứng trầm cảm cho những đứa con.

Làm sao để phát hiện sớm?

Những biểu hiện thường gặp nhất là các em dễ nóng nảy, bực tức một cách vô cớ, không cảm thấy hứng thú với bất cứ chuyện gì, ngay cả những việc mình yêu thích trước đây (như chơi thể thao, nghe nhạc…); Thỉnh thoảng lại rơi vào trạng thái vô thức trong thời gian ngắn. Ngoài ra, còn có các dấu hiệu khác như thường xuyên có cảm giác buồn rầu hoặc mệt mỏi, chỉ muốn ngồi yên một chỗ, không thích hoạt động thể chất hay tiếp xúc với bất cứ ai.

thanhnien Trầm cảm ở tuổi teen

Do chưa được quan tâm đúng mức nên những trường hợp được đưa đến bệnh viện thường đã phát triển thành bệnh tâm thần dạng nặng, … Trong khi đó, theo các chuyên gia tâm thần, nếu chứng bệnh này được phát hiện sớm, hiệu quả điều trị có thể đạt đến 80-90%. Còn ngược lại, di chứng sẽ để lại rất lâu dài.

Khi nào cần đến cơ sở y tế?

Nếu con trẻ có 4 trong các biểu hiện dưới đây trở lên thì nên đưa đến bác sĩ chuyên khoa tâm thần kinh càng nhanh càng tốt: Khí sắc trầm, có cảm giác buồn bã, trống rỗng trong nhiều ngày liền; Giảm rõ rệt sự quan tâm, hứng thú với hầu hết các hoạt động. Tình trạng này diễn ra trong nhiều ngày; Tăng cảm giác hoặc biếng ăn hoặc thèm ăn, dẫn đến việc tăng hay giảm cân đáng kể (cụ thể là thay đổi 5% trọng lượng cơ thể trong vòng một tháng).

Khó ngủ, hoặc mất ngủ; Tăng quá mức hoặc suy giảm vận động. Dễ bị kích động hoặc có phản xạ chậm chạp; Mệt mỏi, có cảm giác như bị mất năng lượng từng ngày; Tự ti về sự vô dụng của bản thân, hoặc bị dằn vặt một cách vô lý bởi cảm giác tội lỗi, thậm chí ở mức hoang tưởng; Giảm khả năng tập trung suy nghĩ, không thể tự phán đoán, quyết định; Nhiều lần nghĩ về cái chết, có ý định tự tử; Thường thì những diễn biến tâm trạng này khó nhận ra ngay được, nhưng nếu chịu khó quan sát thường xuyên, từ những thay đổi nhỏ nhất, cha mẹ có thể nhận ra con mình đang ở mức độ nào.

 Theo Suckhoe&doisong

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>