Tìm hiểu về những nguyên nhân gây rối loạn tiền đình
Rối loạn tiền đình là bệnh lý gây ra một trạng thái mất cân bằng về tư thế làm cho người bệnh thường xuyên bị chóng mặt, quay cuồng, hoa mắt, ù tai, buồn nôn, đi đứng lảo đảo… gây khó chịu. Bệnh rất hay tái phát, từ đó làm ảnh hưởng đến công việc, ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống.
Rối loạn tiền đình có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng tuổi trưởng thành thường chiếm tỉ lệ cao hơn nhiều. Rối loạn tiền đình đang có xu hướng gia tăng ở đối tượng lao động trí óc. Người bị rối loạn tiền đình do thiếu máu não có nguy cơ đột qụy cao.
Tiền đình là một bộ phận nằm ở phía sau ốc tai hai bên, nó là một hệ thống giữ vai trò quan trọng trong sự điều chỉnh thăng bằng tư thế, điệu bộ và các phối hợp khác của cơ thể như cử động mắt, đầu và thân mình.
BS.Nguyễn Thanh Xuân cho biết, rối loạn tiền đình trung ương là do tổn thương trong não gây ra. Đây là bệnh lý thường gặp nhất với những biểu hiện của tình trạng thiểu năng tuần hoàn não. Người bệnh đi đứng khó khăn, khi thay đổi tư thế thì bị choáng váng, chóng mặt, đôi khi khó tập trung, mau quên, thỉnh thoảng kèm theo nôn ói. Rối loạn tiền đình trung ương là do có sự tổn thương nhân tiền đình, tổn thương đường liên hệ của các nhân dây tiền đình ở thân não, tiểu não.
Thực tế có rất nhiều căn bệnh khác cũng gây chóng mặt, buồn nôn, run chân tay, chẳng hạn như bị tụt huyết áp tư thế. Nhưng dù là bị rối loạn tiền đình hay chỉ là chóng mặt do nguyên nhân khác, thì bạn cũng cần phải đi khám để tìm đúng nguyên nhân gây bệnh, từ đó các bác sĩ sẽ có phương án điều trị phù hợp và tích cực cho bạn.
Nguyên nhân
Nguyên nhân chính dẫn đến bệnh rối loạn tiền đình là do thời tiết, môi trường, sức khỏe và yếu tố công việc, đặc biệt bệnh rối loạn tiền đình đang ngày càng trở thành căn bệnh phổ biến của giới văn phòng.
– Người già do một số cơ quan bị suy giảm nên thường có nguy cơ mắc rối loạn tiền đình cao hơn ở những người trẻ.
– Người béo hay người gầy quá đều có thể gây rối loạn tiền đình.
– Thiếu máu với phụ nữ có thể do sau khi sinh, còn đối với nam giới có thể do trấn thương gây mất máu nhiều. Hoặc cũng có thể do mắc một bệnh nào đó gây tình trạng nôn ra máu, hoặc đi ngoài ra máu mất máu quá nhiều.
– Quan hệ tình dục không đều đặn.
– Thường xuyên ở trong tình trạng căng thẳng.
– Áp lực công việc lớn, phải ngồi lâu trước máy vi tính.
– Huyết áp thấp khiến lượng máu lên não không đủ cũng là một nguyên nhân gây rối loạn tiền đình.
– Uống rượu quá nhiều cũng là một nguyên nhân gây rối loạn tiền đình.
– Cơ thể bị nhiễm độc hóa chất, hoặc nhiễm độc do sử dụng thuốc cũng là một trong những nguyên nhân gây rối loạn tiền đình.
Triệu chứng bệnh rối loạn tiền đình
– Chóng mặt là biểu hiện thường gặp nhất;
– Mất thăng bằng, đi đứng không vững;
– Thường có cảm giác người yếu ớt, mệt mỏi;
– Mắt mờ khi cử động cổ và đầu;
– Thấy buồn nôn, muốn ngất;
– Thiếu tập trung;
– Ù tai.
-Ngồi xổm quá lâu khi đứng lên sẽ hoa mắt chóng mặt.
-Mất ngủ,…
Đặc biệt, cần lưu ý tới những biểu hiện triệu chứng sau vì chúng có nguy cơ phát triển thành các bệnh nặng (tai biến động mạch não, u bướu não, bệnh Parkinson, bệnh tim mạch, bệnh đa sơ cứng,…) :
– Xuất hiện những cơn nhức đầu đột ngột;
– Mờ mắt nhìn sự vật không rõ.
– Thính giác giảm;
– Mất khả năng định hướng về không gian và thời gian;
– Khó khăn trong việc nói; -tay chân thường xuyên run rẩy;
– Mất thăng bằng cơ thể-muốn ngã.
– Các đầu ngón chân, tay có cảm giác tê dại.
– Tức ngực, nhịp tim thất thường…
– Trở mình thấy lao đao, ngồi dậy khó khăn
– Chỉ nằm được ở một tư thế, không ngồi dậy nổi, nôn dữ dội, mở mắt ra thấy mọi vật quay cuồng đảo lộn…
Tùy theo nguyên nhân gây rối loạn tiền đình, người bệnh sẽ chọn được hướng điều trị thích hợp. Ở mức độ nhẹ, người bệnh có thể dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ, trường hợp nặng có thể sẽ cần phẫu thuật hoặc điều trị nội khoa. Bên cạnh đó người bệnh cần luyện tập để cải thiện bệnh tình hoặc ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh đối với người bình thường.
Biện pháp phòng ngừa
Do đây không phải là bệnh mà chỉ là triệu chứng nên người mắc phải chính là người quyết định quá trình điều trị và phòng ngừa cho bản thân, thể hiện qua lối sống hàng ngày. Do vậy, giới chuyên khoa vẫn thường đưa ra những lời khuyên trong quá trình điều trị như:
– Làm việc bằng mắt phải tuân theo luật 50/10, nghĩa là làm 50 phút phải nghỉ ngơi 10 phút. Đây cũng là lý do vì sao trong giáo dục người ta chia thời gian học bằng một tiết 45 phút.
– Tập những môn thể dục thể thao có chấn động dưới gót chân.
– Nên thực hiện chế độ ăn nhiều rau xanh, trái cây, uống nhiều nước.
– Trong cuộc sống đừng quá cầu toàn mà nên cố gắng lạc quan trong mọi hoàn cảnh.
Chú ý:
Nếu ở người lớn tuổi xuất hiện triệu chứng chóng mặt, xây xẩm thì nên đưa đến cơ sở y tế vì đó có thể là dấu hiệu của những bệnh mãn tính thường gặp ở người già như tim mạch, cao huyết áp, tiểu đường…
Theo VnMedia
Leave a Reply