Chỉ cách điều trị bệnh viễn thị

là một loại tật khúc xạ ít gặp hơn ở trẻ nhỏ so với cận thị nhưng lại dễ gây ra các rối loạn chức năng thị giác nặng nề hơn như nhược thị, lác mắt, rối loạn chức năng thị giác hai mắt. Nên cần có phương pháp điều trị kịp thời.

Trước hết, việc đeo kính được đặt lên hàng đầu và đi đôi với chế độ luyện tập mắt để giảm độ viễn thị. Trong quá trình đó, trẻ cần được khuyến khích các hoạt động liên quan đến thị giác như: Vẽ tranh, tô màu, đọc truyện… Nhằm làm tăng độ khúc xạ của thể thủy tinh dẫn đến giảm độ viễn thị. Tập luyện mắt cần thiết nhất khi có nhược thị hoặc độ viễn thị cao. Ngay cả khi đã điều trị được nhược thị cũng cần tập luyện duy trì để tránh nhược thị tái phát. Tập luyện mắt cần xem xét đến việc tập chức năng thị giác hai mắt để hoàn thiện chất lượng thị giác. Tại trung tâm điều trị nhược thị bệnh viện mắt Việt Nga hiện nay trẻ em viễn thị được tập luyện trên hệ thống máy tập hiện đại theo công nghệ điều trị nhược thị của LB Nga đó là:  tập trên máy Amo- Atos, Selk – M, Ambliokor….

Trẻ cần được theo dõi ít nhất 6 tháng 1 lần để điều chỉnh kính cho phù hợp với sự tiến triển của viễn thị.

Thử kính

Bệnh nhân đứng cách xa bảng 5m, đặt trước từng mắt kính +1D. Nếu không viễn thị, mắt sẽ mờ hơn; nếu viễn thị, sẽ tăng lên. Ta tiếp tục cho những kính hội tụ cao số hơn, sẽ tăng tối đa. Rồi đến một số kính nào đó mắt sẽ mờ đi. Ta hãy ngừng lại. Viễn thị đã điều chỉnh quá số. Độ viễn thị là: kính hội tụ có số lớn nhất, cho nhìn xa cao nhất.

1250 Điều trị bệnh viễn thị

Thí dụ, một mắt có độ viễn thị +4D. Những kính hội tụ 1, 2, 3 rồi 4 vẫn làm thị lực tăng. Bỗng với kính +5D làm thị lực sụt đột ngột. Kính số 4 là kính đo độ viễn thị; đó là kính phù hợp với mắt viễn thị.

Nhưng, thực ra xác định độ viễn thị bằng phương pháp chủ quan không phải bao giờ cũng giản đơn như vậy.

Một điều hết sức quan trọng là ở những người trẻ bị viễn thị, ngay cả những lúc mắt nghỉ ngơi, vì trước đó đã điều tiết quá nhiều, nên thể thủy tinh phồng lên không được “nhả” ra hết, gây nên một thứ viễn thị ẩn, làm cho người thầy thuốc rất dễ sai lầm trong khi khám khúc xạ. Muốn phát hiện được viễn thị ẩn phải làm hoàn toàn liệt điều tiết bằng thuốc nhỏ mắt Atropin 0.5 – 1% tra nhiều lần trong mấy ngày liền trước khi khám.

Người ta gọi viễn thị toàn phần là viễn thị ẩn + viễn thị thể hiện. Ta có VTtp = Vta + VTth. Đến khoảng 60 tuổi, mắt không còn khả năng điều tiết nữa, viễn thị ẩn sẽ hiện ra hoàn toàn; lúc bấy giờ thì viễn thị toàn phần cũng là viễn thị thể hiện: VTtp = VTth.

Nguyên tắc điều chỉnh viễn thị bằng kính

Như ta đã biết: VTtp = VTa + VTth.

Điều chỉnh viễn thị bằng kính là nhằm làm mất phần viễn thị thể hiện, khiến cho con mắt trở thành chính thị về mặt thực tế. Do đó:

– Ở người trẻ, nghĩa là lực điều tiết tốt, độ viễn thị vừa phải sẽ không ảnh hưởng đến thị lực, khi đó không cần dùng kính.

– Ngược lại, đối với viễn thị nặng thì cần đeo kính ngay từ nhỏ, và càng cần hơn khi viễn thị có phối hợp với lé trong. Cho đơn kính phải dựa vào sự khám xét bằng phương pháp khách quan (soi bóng đồng tử) và phương pháp chủ quan của bệnh nhân.

– Ở người lớn, thực tế người ta dựa theo khám xét chủ quan để xác định loại kính hội tụ thích hợp: “Kính hội tụ có số lớn nhất mà bệnh nhân đeo được, cho thị lực nhìn xa cao nhất là kính thích hợp nhất”.

Phải thử cả kính nhìn xa và nhìn gần và có thể dùng kính 2 tiêu điểm.

Nhiều trường hợp sau khi dùng kính, thấy có hiện tượng tăng số khá nhanh, thường vào khoảng trên 40 tuổi. Hiện tượng này là do lực điều tiết giảm đi, nên chỉ còn điều chỉnh được một phần nhỏ của viễn thị.

Từ 50 tuổi, điều chỉnh viễn thị rất dễ. Lực điều tiết không còn đáng kể. Muốn nhìn xa rõ cần phải dùng kính, nhìn gần dùng kính vừa cho viễn thị và lão thị. Tốt nhất là dùng kính 2 tiêu điểm.

Độ viễn thị nhẹ có thể cân bằng được nhờ co cơ thể mi, làm tăng lực khúc xạ của thể thuỷ tinh. Khả năng này là rất cao ở người trẻ, nhất là trẻ em. Chúng có thể điều tiết để điều chỉnh tật viễn thị dưới 3 đi-ốp một cách dễ dàng. Khi đó, người ta gọi là viễn thị ẩn. Điều này có nghĩa là có rất nhiều người trẻ bị viễn thị mà không được phát hiện do thị lực nhìn xa của họ còn tốt. Tuy nhiên, khả năng làm việc với thị lực nhìn gần giảm sút, nhất là ở độ tuổi trên 30. Chính vì vậy mà người ta cho rằng tật viễn thị là không đáng kể so với cận thị như hiện nay. Nếu không được phát hiện và điều chỉnh tật khúc xạ hợp lý thì khả năng lao động trí óc của họ sẽ bị ảnh hưởng nhiều vì những người này rất nhanh bị mỏi mắt hoặc nhức đầu khi đọc sách hoặc làm việc với máy vi tính. Vì vậy, chúng ta cần biết những dấu hiệu này để chăm sóc mắt cho bản thân hoặc hướng dẫn mọi người xung quanh nhận biết đó là do tật khúc xạ để điều chỉnh kịp thời, giữ gìn đôi mắt sáng, có khả năng làm việc cao, thoải mái để đạt hiệu quả lao động cao nhất.

Để điều trị viễn thị, có thể đeo kính gọng, dùng kính tiếp xúc hoặc bằng phẫu thuật. Các bác sĩ từ Viện Mắt Fyodorov có nhiều phẫu thuật để chữa viễn thị, áp dụng cho từng trường hợp cụ thể. Đó là :

Tạo hình bằng nhiệt đông – hiệu quả điều chỉnh khúc xạ đạt được bằng cách dùng một kim đã được làm nóng đến nhiệt độ nhất định để làm đông kết vùng chu biên . Kết quả là vùng chu biên co lại làm công suất khúc xạ tăng lên, bệnh nhân hết viễn thị.

Tạo hình giác mạc bằng quang đông la-de – nguyên tắc của phẫu thuật giống như tạo hình giác mạc bằng nhiệt đông và chỉ có một khác biệt là năng lượng la-de được sử dụng thay cho việc dùng kim được làm nóng.

Mổ viễn thị bằng phương pháp Lasik – Cũng như trong phương pháp LASIK điều trị cận thị, một vạt giác mạc được tạo bằng dao chuyên dụng rồi nâng lên để bộc lộ phần giác mạc phía dưới. Phần giác mạc được bộc lộ này sẽ chịu tác động la-de để lấy bớt tổ chức mô giác mạc vùng chu biên của phần quang học làm tăng lực khúc xạ của giác mạc, sau đó vạt giác mạc sẽ được đặt lại vào vị trí cũ. Vạt giác mạc sẽ được bám trở lại vị trí cũ, cố định nhanh và chắc chắn. Sau mổ, bệnh nhân có thể nhanh chóng trở lại như trong trường hợp dùng Lasik điều trị cận thị.

Thay thể thủy tinh điều trị viễn thị – đó là phương pháp lấy đi thể thủy tinh của bệnh nhân và thay bằng thể thủy tinh nhân tạo có công suất khúc xạ lớn hơn so với thể thủy tinh của bệnh nhân.

Theo Suckhoedoisong

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>