Chỉ cách điều trị bệnh Peyronie ở nam giới
Nhiều chàng “súng ống” cong nhẹ, không gây đau đớn hoặc khó khăn trong chuyện “giường chiếu” thì không có gì đáng ngại.
Tuy nhiên, nếu “vũ khí” bạn cong vẹo nghiêm trọng kèm đau buốt, cản trở chức năng “tình dục”, rất có thể bạn mắc bệnh cong dương vật (bệnh Peyronie).
Bệnh Peyronie thường xuất hiện khi có tổn thương dương vật. Chấn thương có thể xảy trong quá trình “giao hợp” hoặc tai nạn. Người mắc bệnh sẽ có dấu hiệu viêm và sẹo dọc thân “cậu bé”.
Các mô sẹo này như một khối u hay một vùng da cứng bất thường, làm cho dương vật uốn cong hoặc bị rút ngắn lại. Đàn ông mắc bệnh này thường gặp khó khăn trong việc cương cứng. Độ tuổi mắc bệnh phổ biến từ 46 – 60 tuổi.
Khoảng một nửa số người mắc bệnh Peyronie sẽ có cảm giác đầu tiên là đau đớn khi giao hợp
Triệu chứng:
Khoảng một nửa số người mắc bệnh Peyronie sẽ có cảm giác đầu tiên là đau đớn khi giao hợp. Các triệu chứng thường xuất hiện đột ngột hoặc có thể phát triển từ từ theo thời gian. Thường thì dương vật sẽ cứng hoặc sần tại chỗ đau. Những số khác lại cảm thấy đau do dương vật biến dạng cong lên, cong xuống hoặc cong hai bên gây khó khăn và đau trong quá trình làm “chuyện ấy”.
Chẩn đoán:
Đầu tiên, bác sĩ sẽ hỏi bạn về những triệu chứng, sau đó sẽ kiểm tra dương vật để tìm ra những mảng xơ cứng.
Nếu cần thiết, bác sĩ sẽ yêu cầu chụp X-quang để tìm ra những điểm cặn canxi trong mô xơ. Bác sĩ cũng có thể yêu cầu bạn cung cấp hình ảnh “của quý” đang “chào cờ” để xác định chính xác nhất mức độ biến dạng của dương vật.
Những bệnh nhân đang có cân nhắc phẫu thuật sẽ được yêu cầu kiểm tra chức năng “tình dục” nhằm xác định phương pháp điều trị tốt nhất.
Đàn ông trung niên nếu “quan hệ” thường xuyên và “sung sức” quá đà thì dễ có nguy cơ mắc bệnh hơn cả.
Thời gian kéo dài:
Một phần ba đàn ông mắc bệnh có sự cải thiện dần trong vòng 12 – 18 tháng mà không cần có điều trị đặc hiệu nào. Số còn lại để lại sẹo vĩnh viễn hoặc tồi tệ hơn – nặng dần theo thời gian.
Một khi “súng” đã biến dạng, sẽ không có khả năng tự phục hồi ngoại trừ có sự can thiệp của phẫu thuật.
Phòng chống:
Không có cách nào để ngăn chặn bệnh Peyronie. Tuy nhiên, đàn ông trung niên nếu “quan hệ” thường xuyên và “sung sức” quá đà thì dễ có nguy cơ mắc bệnh hơn cả.
Điều trị:
– Phương pháp hiệu quả nhất là uống pentoxifylline hoặc tiêm tại chỗ (ngay vùng xơ cứng) với 3 loại thuốc phổ biến nhất là: Verapamil, Interferon alpha -2b, Collagenas.
– Phương pháp dùng thuốc uống khác bao gồm carnitine và vitamin E ( đôi khi với colchicin ).
– Siêu âm hội tụ cường độ cao (High intensity ultrasound) và xạ trị cũng được sử dụng để điều trị.
– Ngoài ra, phẫu thuật chỉnh hình còn được sử dụng trong trường hợp dương vật bị biến dạng nghiêm trọng trong thời gian dài hơn một năm, gây ra những trệu chứng khó chịu. Phần viêm hoặc sẹo của mô được lấy ra từ dương vật và được thay thế bằng cách cấy ghép từ một phần khác của cơ thể ( thường là bìu hoặc cẳng tay ).
Cần sự giúp đỡ của bác sĩ khi:
– Bạn phát hiện ra dương vật mình bị cong.
– Bạn cảm thấy đau đớn hoặc khó khăn khi “quan hệ tình dục”.
– Bạn cảm thấy khó khăn trong việc cương cứng.
– Bạn phát hiện ra một vết sẹo hay mô xơ cứng trên dương vật.
Lưu ý: Bệnh Peyronie không phát triển thành ung thư hoặc tình trạng nghiêm trọng khác.
Theo Nguoilaodong
Leave a Reply