Chỉ cách phòng bệnh tim mạch ở phụ nữ tuổi trung niên

Khi nói đến bệnh mach, hầu hết mọi người đều nghĩ đến nam giới. Tuy nhiên, theo một công bố của Hội mạch Hoa Kỳ thì tỷ lệ phụ nữ tử vong (đặc biệt là phụ nữ trung niên) vì lại cao hơn nam giới. Do vậy, phòng ở phụ nữ trung niên là rất cần thiết.

Những triệu chứng của bệnh tim mạch ở nam giới tuổi mãn dục thường xuất hiện khá rõ nét giúp họ dễ dàng phát hiện và điều trị sớm. Nhưng ở phụ nữ, biểu hiện của bệnh tim mạch lại không rõ ràng, có thể là mệt mỏi toàn thân; thở gấp, ngồi nghỉ một lát thì hết; có khi lẫn với đau dạ dày; có lúc thấy đau xương hàm, có lúc thấy đau cánh tay trái… Thậm chí, đôi khi cũng không thấy rõ bệnh dù đã chụp hình tim.

Do biểu hiện về bệnh tim mạch ở phụ nữ trung niên không rõ ràng nên đó chính là nguyên nhân khiến chị em phụ nữ chủ quan không đề . Và đây cũng chính là yếu tố khiến cho bệnh tiến triến nặng thêm, có thể gây tử vong nhiều hơn so với ở nam giới.

Theo nghiên cứu của các chuyên gia tim mạch, từ tuổi 35 đến sau tuổi 40, cả não bộ, tuyến yên, buồng trứng đều dần lão hóa và bắt đầu suy yếu hẳn đi. Lúc này, buồng trứng không còn sản xuất đủ nội tiết hoặc sản xuất một cách sai lệch so với nhu cầu của cơ thể. xấu (LDL) tăng dần tạo thành nhiều mảng xơ vữa do không còn bị kìm hãm, biến động mạch thành một con đường bị chặn ở nhiều nơi và dễ tắc nghẽn. Bệnh tim mạch tấn công dễ dàng hơn với dấu hiệu đầu tiên chính là .

Ngoài ra, nhiều chị em bị  cao huyết áp mà không biết lại có thói quen ăn mặn, ăn nhiều đồ ngọt, đồ béo, Chưa kể, những phụ nữ ở tuổi này còn dễ nóng giận, mà nóng giận thì càng làm huyết áp tăng cao hơn khiến tỷ lệ tử vong do rất cao. Và bệnh tim mạch ở phụ nữ trung niên càng có cơ hội phát triển.

116 Phòng bệnh tim mạch ở phụ nữ trung niên

Cách phòng bệnh ở phụ nữ trung niên

– Thay đổi chế độ ăn hàng ngày tốt cho sức khỏe tim mạch.

– Thay đổi thói quen ăn uống: ăn nhiều rau xanh và trái cây ít ngọt và ăn ít hơn 5 gr muối/ngày, ít ngọt, ít béo.

– Thay đổi lối sống: làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, tích cực rèn luyện cơ thể bằng các bài tập vận động phù hợp (mỗi ngày từ 30 phút – 1 giờ).

– Cung cấp dưỡng chất giúp hệ trục não bộ – tuyến yên – buồng trứng duy trì tốt các hoạt động bằng cách sử dụng các thảo dược thiên nhiên.

Tuy nhiên, quan trọng nhất vẫn là ý thức quan tâm chăm sóc sức khỏe của mỗi người. Để phòng bệnh tim mạch ở phụ nữ trung niên cần được chủ động, theo dõi chặt chẽ khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường trên cơ thể, thường xuyên đi khám định kỳ để đảm bảo trị ngay khi bệnh tim mạch vừa mới xuất hiện.

Những biến chứng nguy hiểm của bệnh cao huyết áp

Bệnh cao áp huyết, không chữa trị, làm hại cơ thể ta nhiều cách. Áp huyết cao hơn bình thường khiến tim và các mạch máu phải làm việc nhiều hơn. Con tim lúc nào cũng gắng sức, sau trở thành mệt mỏi và yếu dần. Cho đến một lúc, con tim suy yếu sẽ không còn bơm đủ máu, không đáp ứng được nhu cầu của các cơ quan trong cơ thể, nhất là khi người bệnh vận động, gây các triệu chứng mau mệt, choáng váng,khó thở…,nhất là khi vận động.

Áp suất cao trong các mạch máu có thể làm tổn thương thành của các mạch máu. Nhưng chỉ tổn thương trong lòng các mạch máu dễ bị chất mỡ cholesterol và các tế bào tiểu cầu (platelet) luôn luôn có sẵn trong máu bám vào.Cơ chế dây chuyền này lại càng làm lòng các mạch máu tổn thương thêm nữa và dần dần nhỏ hẹp lại. Nếu các mạch máu dồn máu đến nuôi tim càng lúc càng tổn thương và nhỏ hẹp lại,dĩ nhiên đến một ngày nào đó, sẽ không còn mang đủ máu đến để nuôi tim. Nếu một phần tim thiếu máu nuôi trầm trọng, phần tim đó có thể chết và gây ra hiện tượng chết cơ tim cấp tính.

Tương tự,cao áp huyết làm tổn thương các mạch máu nuôi óc, nuôi thân, nuôi mắt,… gây các biến chứng tai biến mạch máu não, suy thận,giảm thị giác,…So với người thường, người cao áp huyết,nếu không chữa,dễ bị bệnh hẹp tắc các động mạch tim khiến tim đâm ra thiếu máu nuôi (ischemic heart disease) gấp 3 lần,dễ suy tim gấp 6 lần và dễ bị tai biến mạch máu não gấp 7 lần.

Theo Kienthucsuckhoe

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>